Sai. Và bạn có thể biết điều đó. Nhưng điều mà bạn không rõ đó là điểm khác nhau giữa những loại thẻ kể trên. Tại sao một số thẻ nhớ có giá bán "cắt cổ" trong khi một số khác lại có giá vừa tầm? Quan trọng hơn, bạn nên chọn loại thẻ nào cho máy ảnh, điện thoại hay máy quay của mình? Và loại nào là tốt nhất dành cho nhiếp ảnh? Bài viết trên trang công nghệ Anh Pocket-lint sẽ trả lời giúp bạn.
SD, SDHC hay SDXC?
Câu trả lời ngắn gọn là không nên lo lắng. Dù cho tên thẻ là gì và tên của chúng có mang một ý nghĩa nào đó, thì chúng cũng không khác nhau là mấy. Trên thực tế, tên của thẻ nhớ thì liên quan đến dung lượng thẻ cũng như tính tương thích của thẻ đối với máy ảnh của bạn.
Trong 3 loại thẻ nhớ nói trên, thẻ SD là lâu đời nhất và có dung lượng tối đa là 2GB. Dung lượng này thì hơi ít so với nhu cầu sử dụng hiện nay. Lý do duy nhất để mua một trong những loại thẻ trên là trường hợp máy ảnh của bạn được sản xuất trước khi công nghệ SDHC ra đời (công nghệ này cho phép tăng dung lượng thẻ tối đa lên 32GB). Hãy kiểm tra bằng tay máy ảnh của bạn hoặc tra cứu trên mạng để tìm hiểu thêm về loại thẻ dành cho máy ảnh của mình.
Bạn có thể gặp vài vấn đề với thẻ định dạng SDXC được bán ra vào năm 2009. Định dạng thẻ này giúp đẩy dung lượng thẻ nhớ lên tới 2TB. Tuy nhiên, bạn sẽ không sử dụng hết được dung lượng lớn như vậy hoặc giá của nó ở dạng "đỉnh" của "đỉnh".
Tóm lại, bạn không nên lo lắng về loại thẻ nhớ mà bạn dùng, trừ khi đó là thẻ SDXC. Với loại thẻ này, bạn nên kiểm tra xem liệu nó có tương thích với thiết bị của mình hay không. Tuy nhiên, vẫn hãy mua thẻ SDXC nếu như bạn có thể.
Class thẻ SD và tốc độ ghi
Class thẻ (hay tốc độ truyền dữ liệu của thẻ) là yếu tố quan trọng nhất nhưng lại ít được hiểu rõ nhất của thẻ SD. Lý do các thẻ nhớ cùng dung lượng lại có giá thành rất khác nhau là vì một số loại có tốc độ ghi dữ liệu ảnh và video nhanh hơn so với số khác. Chính tốc độ ghi này tạo nên sự khác biệt giữa các loại thẻ. Bởi có thể xảy ra trường hợp máy ảnh của bạn có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn tốc độ ghi của thẻ SD.
Với chế độ chụp liên tiếp tốc độ cao hay quay video độ phân giải 1080p, sẽ có một lượng lớn dữ liệu được truyền từ ống kính máy tới thẻ nhớ. Do đó, hiệu năng làm việc của thiết bị sẽ giảm sút nếu như tốc độ ghi của thẻ nhớ không đáp ứng được tốc độ truyền dữ liệu của thiết bị.
Thẻ nhớ Class 4 |
Chính vì vậy, khi chọn mua thẻ nhớ, bạn cần lưu ý đến hệ thống các Class thẻ. Mỗi một Class thẻ sẽ đảm bảo một tốc độ ghi dữ liệu tối thiểu. Tương ứng với các Class 2, 4, 6, 8 và 10 là các tốc độ ghi tối thiểu 2, 4, 6, 8 và 10MB/s. Bạn có thể kiểm tra Class thẻ nhớ bằng cách xem con số bên trong chữ cái "C" in trên thẻ.
Thẻ nhớ SD Class 1 |
Trường hợp trên thẻ có dòng chữ UHS-1 hoặc số 1 in bên trong chữ cái "U" thì thẻ của bạn là loại thẻ UHS. Giống với thẻ SD Class 10, thẻ UHS có tốc độ ghi tối thiểu là 10MB/s.
Thương hiệu thẻ nhớ
Thực tế thì thẻ SD thường có hiệu suất hoạt động cao hơn so với tốc độ ghi tối thiểu được quảng cáo. Thêm vào đó, một số nhà sản xuất cũng in thêm tốc độ ghi tối đa hoặc trung bình lên mác thẻ. Bên cạnh việc chọn mua thẻ nhớ theo Class, thì bạn cũng nên chọn mua thẻ của các thương hiệu nổi tiếng như SanDisk, Kingston hay Panasonic.
Tóm lại, bạn cần lưu ý 3 điều sau khi chọn mua thẻ nhớ:
- Kiểm tra xem thiết bị của bạn có tương thích với thẻ nhớ bạn định mua không.
- Nên chọn mua thẻ Class 10 hoặc thẻ UHS-1.
- Chọn thương hiệu thẻ nhớ nổi tiếng.
Theo Vnreview
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sơn La, được thành lập từ 20/12/2004, tại Quyết định số 189/2004/QĐ-UB, của UBND tỉnh Sơn La, tiền thân là Trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Chính thức được đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La từ...