Truyền thông chính thống Trung Quốc gọi các nhân viên này là “chuyên viên phân tích dư luận trên Internet”. Trong khi đó, nhiều người gọi họ là những “mật vụ Internet”.
Đây cũng là một nghề được công nhận chính thức trong hệ thống nghề nghiệp của Trung Quốc, tờ Beijing News viết.
Trung Quốc hiện có hơn 3 triệu nhân viên giám sát nội dung trên Internet. |
Nhiệm vụ của các “mật vụ Internet” này là tập hợp các ý kiến cũng như thái độ của cư dân mạng, chỉnh lý thành báo cáo rồi gửi cho các cơ quan hữu quan, tờ Beijing News cho hay.
Hiện tại, hơn 2 triệu nhân viên này làm việc tại chủ yếu tại các cơ quan tuyên truyền của đảng và chính quyền, các cổng thông tin điện tử cùng một số công ty kinh doanh thương mại.
“Công việc của chúng tôi tuyệt đối không phải là xóa các bài viết”, Chủ nhiệm Trung tâm Giám sát phân tích dư luận mạng Tân Hoa Xã, Đoàn Trại Dân nói. “Nhiệm vụ của các chuyên viên dư luận chính xác là định hướng cho dư luận”, ông Đoàn nói thêm.
Cũng theo tờ Beijing News, từ ngày 14- 18/10 tới đây, một đợt tập huấn sẽ được chính quyền Trung Quốc tổ chức cho các nhân viên này. Các nội dung tập huấn bao gồm: Phương pháp nghiên cứu và phân tích dư luận, Ứng phó và xử lý các nguy cơ dư luận,… tổng cộng 8 nội dung.
Kết thúc khóa tập huấn, những người vượt qua kỳ thi kiểm tra cuối cùng sẽ được giấy chứng nhận chuyên viên cùng với giấy phép hành nghề.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc không nói rõ, đợt tập huấn này là cho những chuyên viên mới hay những người nằm trong số 2 triệu đã nhắc tới ở trên.
Đây là một trong những thông tin hiếm hoi tiết lộ về hệ thống kiểm duyệt thông tin trên Internet của chính quyền Bắc Kinh, tờ BBC nhận định.
Nhiều ý kiến cho rằng, 2 triệu nhân viên chỉ là một con số rất nhỏ trong đội quân hùng hậu mà chính quyền Trung Quốc sử dụng để kiểm soát nội dung trên Internet.
Trung Quốc hiện tại có hơn 500 triệu người dùng Internet và không ít người sử dụng các trang mạng xã hội làm công cụ để chỉ trích thậm chí thể hiện thái độ bất mãn với chính quyền Trung Quốc.
Thay vì mạng xã hội Twitter hay Facebook như nhiều nước khác, Trung Quốc phát triển một mạng tiểu blog có tên weibo do chính các hãng công nghệ nội địa phát triển. Sina Weibo là một trong những tiểu blog phát triển nhất tại Trung Quốc với 500 triệu người đăng ký sử dụng và hơn 100 triệu chia sẻ mỗi ngày.
Đầu tháng 10 vừa qua, Tòa án tối cao Trung Quốc tuyên bố người dùng Internet có thể bị giam 3 năm tù nếu những thông tin “bịa đặt” lan truyền trực tuyến được xem hơn 5.000 lần hoặc chuyển tiếp hơn 500 lần.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực thắt chặt các hoạt động của người dùng trên mạng xã hội.
Lê Văn (Theo Beijing News/BBC)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sơn La, được thành lập từ 20/12/2004, tại Quyết định số 189/2004/QĐ-UB, của UBND tỉnh Sơn La, tiền thân là Trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Chính thức được đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La từ...