Nhà nước đã chi hơn 1200 tỉ đồng mua sản phẩm CNTT

Thứ năm - 15/11/2012 16:47
Trong số 1200 tỷ đồng mua sản phẩm CNTT, thì kinh phí mua sản phẩm phần mềm là 351 tỉ đồng và kinh phí mua phần cứng là 951 tỉ đồng.

Con số trên được bà Tô Thị Thu Hương, Vụ phó vụ CNTT, trong bài tham luận về Tổng quan về thị trường CNTT Việt Nam – Và kế hoạch xúc tiến thương mại, tại hội thảo phát triển thương hiệu CNTT quốc gia, được tổ chức tại TP.HCM vào sáng 15/11/2012.

Đánh giá chung về thực trạng đầu tư, mua sắm sản phẩm CNTT sản xuất trong nước, bà Hương cho biết, tính tới ngày 30/10/2012, Bộ TT&TT đã nhận được báo cáo về tình hình mua sắm sản phẩm CNTT của 20 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 56 địa phương.

Nhìn chung nội dung đầu tư chủ yếu là nâng cấp, lắp đặt hạ tầng mạng cho các cơ quan đơn vị, mua sắm thiết bị CNTT, thiết bị mạng và phần mềm hệ thống, xây dựng phần mềm nội bô chuyên dùng…Còn lại các sản phẩm phần cứng như máy chủ, tường lửa cứng, các thiết bị chuyển mạch, Router, Switch…đa số các cơ quan sử dụng sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, do các sản phẩm này vẫn chưa được sản xuất tại Việt Nam.

Về tình hình mua sắm phần mềm năm 2011, tổng chi phí được chi ra là 351 tỉ đồng, trong đó tại các Bộ đầu tư 188 tỉ đồng, tỉ lệ mua phần mềm trong nước chiếm 24,2%, còn tại các địa phương, đầu tư 163 tỉ đồng, tỉ lệ mua phần mềm trong nước chiếm 34,3%. Trong đó các phần mềm phổ biến được mua trong nước là phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý bệnh viện, phần mềm một cửa điện tử…Các phần mềm mua từ nước ngoài là các phần mềm hệ điều hành Windows Server, hệ điều hành cơ sở dữ liệu SQL, phần mềm an ninh…

Trong năm 2011, kinh phí mua phần cứng là 904 tỉ đồng, trong đó tại các Bộ đã chỉ ra 591 tỉ đồng, tỉ lệ mua phần cứng trong nước chiếm 75,8%, còn tại các địa phương kinh phí mua phần cứng là 313 tỉ đồng, trong đó tỉ lệ mua phần cứng trong nước là 65,7%. Đa phần các sản phẩm phần cứng được mua trong nước là máy tính để bàn do các công ty trong nước sản xuất như FPT Elead, CMS, VTB…Còn các sản phẩm phần cứng mua từ nước ngoài gồm máy chủ, máy tính xách tay, firewall, Switch, UPS…

Theo bà Hương, việc mua sắm các sản phẩm CNTT ở các cơ quan nhà nước có nhiều thuận lợi, khi có các chính sách ưu tiên, đầu tư, mua sắm các sản phẩm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước cũng phù hợp với người Việt Nam, dễ thay thế, bảo hành…Về sản phẩm phần mềm các doanh nghiệp trong nước cũng đã chú trọng phát triển nhiều sản phẩm ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc mua sắm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khi doanh nghiệp trong nước vẫn chủ yếu lắp ráp sản phẩm là chính, chưa đa dạng, chịu áp lực cạnh tranh từ sản phẩm nhập ngoại. Chủ đầu tư dự án CNTT chưa có nhiều thông tin về hoạt động sản xuất và cung cấp các dịch vụ CNTT của doanh nghiệp trong nước. Các sản phẩm CNTT thương hiệu Việt thường yếu kém về thương hiệu, các nhà thầu khi tham gia dự thầu thường có khuynh hướng chào thầu bằng những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài hơn là trong nước. Việc quảng bá sản phẩm chưa sâu rộng, một số chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ vẫn còn thiếu và hoạt động nghiên cứu R&D chưa được quan tâm…

Tác giả bài viết: huongmtd

Nguồn tin: ictnew

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới Thiệu

Giới thiệu về trung tâm

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sơn La, được thành lập từ 20/12/2004, tại Quyết định số 189/2004/QĐ-UB, của UBND tỉnh Sơn La, tiền thân là Trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Chính thức được đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La từ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website trung tâm CNTT & Truyền thông qua kênh thông tin nào

Ảnh hoạt động
IMG-7736.jpg IMG-4292.jpg IMG-7721.jpg IMG-7795.jpg IMG-7754.jpg IMG-7801.jpg
Liên kết nhanh
Thống kê
  • Đang truy cập416
  • Hôm nay5,036
  • Tháng hiện tại48,747
  • Tổng lượt truy cập9,055,096
Hỗ Trợ Online
Soi Keo Bong Da,
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây