Người dùng Android cần xóa gấp 28 ứng dụng độc hại này

Thứ tư - 03/04/2024 06:54

 

Người dùng Android đang sử dụng VPN trên thiết bị của mình cần xóa gấp một số ứng dụng trong số 28 ứng dụng bị nhiễm phần mềm độc hại vừa được phát hiện.

Nhiều người dùng Android thích sử dụng ứng dụng VPN để vượt tường lửa hoặc mở khóa các hạn chế trên một số nền tảng âm thanh và video. Trong số này, không ít người lựa chọn VPN miễn phí, tuy nhiên các ứng dụng miễn phí này có thể ẩn chứa những nguy hiểm.

 nguoi dung android can xoa gap 28 ung dung doc hai nay hinh anh 1

Báo cáo mới nhất cho thấy ít nhất 28 ứng dụng VPN đã được hacker cấy chương trình độc hại, trong đó có 17 ứng dụng giả danh là ứng dụng VPN miễn phí, nếu vô tình cài đặt sẽ trở thành bàn đạp cho hacker và vô tình trở thành đồng phạm của chúng. Vì vậy, nếu cài đặt chúng, người dùng cần gỡ bỏ nhanh chóng.

Theo báo cáo của Bleeping Computer, công ty bảo mật Human Security đã phát hiện có tổng cộng 28 ứng dụng ẩn chứa các chương trình độc hại được chia sẻ trên Google Play Store nhắm vào các điện thoại Android, trong đó 17 ứng dụng giả mạo VPN miễn phí để dụ người dùng tải về.

Cụ thể, nếu người dùng không may cài đặt những ứng dụng này, điện thoại Android của họ có thể bị cấy chương trình độc hại mang tên “Proxylib” và trở thành “máy chủ proxy” cho tin tặc. Ngoài việc nhóm hacker thu thập quyền riêng tư cá nhân của người dùng, chúng còn có thể lợi dụng điện thoại của họ để thực hiện các cuộc tấn công mạng và trở thành đồng phạm. Hiện tại, các ứng dụng này cũng đã bị xóa khỏi Google Play Store.

Danh sách các ứng dụng VPN được xác định chứa phần mềm độc hại Proxylib được liệt kê bên dưới:

1. Lite VPN

2. Byte Blade VPN

3. Fast Fly VPN

4. Fast Fox VPN

5. Fast Line VPN

6. Oko VPN

7. Quick Flow VPN

8. Sample VPN

9. Swift Shield VPN

10. Turbo Track VPN

11. Turbo Tunnel VPN

12. Yellow Flash VPN

13. VPN Ultra

14. Run VPN

15. Secure Thunder

16. Shine Secure

17. Speed Surf

18. Anims Keyboard

19. Blaze Stride

20. Android 12 Launcher (bởi CaptainDroid)

21. Android 13 Launcher (bởi CaptainDroid)

22. Android 14 Launcher (bởi CaptainDroid)

23. Free Old Classic Movies (bởi CaptainDroid)

24. Phone Comparison (bởi CaptainDroid)

25. CaptainDroid Feeds

26. Funny Char Ging Animation

27. Limo Edges

28. Phone App Launcher

Báo cáo nhắc nhở rằng để an tâm khi sử dụng, người dùng có thể sử dụng ứng dụng VPN trả phí thay vì miễn phí, vì phiên bản miễn phí của ứng dụng VPN có thể thu thập nhiều thông tin riêng tư cá nhân hơn, gửi quảng cáo...

Tác giả bài viết: Kiến An

Nguồn tin: VOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới Thiệu

Giới thiệu về trung tâm

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sơn La, được thành lập từ 20/12/2004, tại Quyết định số 189/2004/QĐ-UB, của UBND tỉnh Sơn La, tiền thân là Trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Chính thức được đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La từ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website trung tâm CNTT & Truyền thông qua kênh thông tin nào

Ảnh hoạt động
IMG-7736.jpg IMG-4292.jpg IMG-7721.jpg IMG-7795.jpg IMG-7754.jpg IMG-7801.jpg
Liên kết nhanh
Thống kê
  • Đang truy cập250
  • Hôm nay3,288
  • Tháng hiện tại46,999
  • Tổng lượt truy cập9,053,348
Hỗ Trợ Online
Soi Keo Bong Da,
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây