Hiệu quả công nghệ số trong xúc tiến thương mại

Thứ sáu - 29/03/2024 11:12

Phát huy hiệu quả nền tảng công nghệ số, tỉnh Phú Thọ đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, đổi mới công tác xúc tiến thương mại (XTTM), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM.

Công ty CP sản xuất và thương mại Trường Foods, huyện Thanh Sơn ứng dụng nền tảng số trong xúc tiến thương mại, quản lý đơn hàng.

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1688/KH-UBND ngày 13/5/2022 về thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM giai đoạn 2021-2030. Kế hoạch được ban hành nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực XTTM, từ đó hình thành, phát triển hệ sinh thái XTTM số, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã triển khai các nội dung liên quan nhằm tham gia hệ sinh thái XTTM số. Cụ thể, từ năm 2022 đến nay đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM của gần 340 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin triển khai giải pháp chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt, triển khai các giải pháp công nghệ, ứng dụng thương mại điện tử, phát hành hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và các trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp. Năm 2023, chỉ số thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ đứng thứ 23/58 tỉnh, thành được đánh giá xếp hạng, tăng 12 bậc so với năm 2022.HTX Mì gạo Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì chú trọng XTTM trực tiếp và trực tuyến, mỗi tháng HTX sản xuất khoảng 40 - 50 tấn mì các loại. Ông Cao Đăng Duy - Giám đốc HTX cho biết: “Việc áp dụng thương mại điện tử cũng như ứng dụng công nghệ vào XTTM, tiêu thụ sản phẩm giúp HTX rút ngắn được thời gian kết nối với thị trường, người tiêu dùng. Đặc biệt, công nghệ mang đến cho chúng tôi những cơ hội thị trường mới thông qua cách tiếp cận mới, hiện đại. Hiện tại, sản phẩm của HTX được tiêu thụ ở trên 40 tỉnh, thành trong cả nước và đã có những lô hàng xuất sang thị trường Nhật Bản”.

Việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động thương mại điện tử, XTTM, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp được quan tâm chú trọng, bước đầu đáp ứng những yêu cầu đặt ra. Các sở, ngành, địa phương chú trọng cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng thị trường. Nắm bắt cơ hội, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý, bán hàng, XTTM. Bước đầu, nhiều doanh nghiệp xây dựng website để thông tin, quảng bá sản phẩm, tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa trên mạng internet; gắn mã QR sản phẩm; thanh toán trực tuyến; ứng dụng phần mềm kế toán, bán hàng; sử dụng hóa đơn điện tử, chữ ký số.

Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chủ động tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử, sử dụng mô hình bán hàng đa kênh... Đồng thời, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được tập huấn kỹ năng xây dựng cơ sở dữ liệu, sử dụng thiết bị số, quản trị thông tin trên thiết bị số, kỹ năng sử dụng các phần mềm trên sàn thương mại điện tử, thanh toán điện tử. Qua tuyên truyền, công tác xây dựng, nhận diện, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, HTX; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhất là áp dụng truy xuất nguồn gốc thông qua số hóa các quy trình được các cơ sở chú trọng.

Công ty CP Omega Phú Thọ, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao chuyên cung cấp các loại rau, củ vào các siêu thị, cửa hàng. Công ty thực hiện dán mã truy xuất nguồn gốc QR Code cho 100% sản phẩm. Ông Khổng Dương Quang Huy - Giám đốc Công ty cho biết: “Với công nghệ ngày càng phát triển, quét mã QR Code trên sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng, giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm đồng thời giúp doanh nghiệp bảo vệ được thương hiệu, làm tiền đề chuẩn hóa các sản phẩm khi tham gia vào chuỗi các cửa hàng, siêu thị. Sử dụng công nghệ nhận diện truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát được thông tin trên toàn chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ và kịp thời của số liệu, thuận lợi hơn trong đưa sản phẩm lên nền tảng số, XTTM”.

Triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động XTTM sẽ góp phần hỗ trợ phát triển thương mại trong nước và xuất khẩu cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tác giả bài viết: Nguyễn Huế

Nguồn tin: baomoi.com:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới Thiệu

Giới thiệu về trung tâm

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sơn La, được thành lập từ 20/12/2004, tại Quyết định số 189/2004/QĐ-UB, của UBND tỉnh Sơn La, tiền thân là Trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Chính thức được đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La từ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website trung tâm CNTT & Truyền thông qua kênh thông tin nào

Ảnh hoạt động
IMG-7754.jpg IMG-7795.jpg IMG-7801.jpg IMG-7771.jpg 20170719-092244.jpg 20170719-092505.jpg
Liên kết nhanh
Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay5,356
  • Tháng hiện tại9,485
  • Tổng lượt truy cập9,484,385
Hỗ Trợ Online
Soi Keo Bong Da,
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây