Theo ông Hùng, doanh nghiệp nào nắm giữ thị phần số một trên thị trường đều sẽ có lợi thế cạnh tranh về lợi nhuận, và mạng nào có quy mô càng lớn thì giá thành dịch vụ lại càng rẻ. Trong kinh doanh, giá thành là yếu tố cực kỳ quan trọng, vì thế để đảm bảo thị trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh thì nhà nước bắt buộc phải quản lý dựa trên giá thành, nhằm tránh tình trạng các mạng nhỏ bị chèn ép, phá giá dẫn tới không thể kinh doanh được. Về phần VinaPhone, trong một lần chia sẻ trước hồi tháng 8, ông Hùng cũng áng chừng nhà mạng này có thể giảm doanh thu nếu giảm cước, song mức giảm này không quá lớn và "có thể chịu được".
Trước đó, tại cuộc họp giao ban Quản lý nhà nước T9/2014 của Bộ TT&TT, một lần nữa phía Viettel tiếp tục nhắc lại đề xuất xin được áp dụng chính sách một giá cước cho các cuộc gọi di động, không phân biệt nội mạng hay ngoại mạng. Nhà mạng này khẳng định họ đã tính toán giá thành và mức cước ngoại mạng sau khi giảm vẫn "ở mức cao hơn giá thành".
Tuy nhiên, hồi đáp ý kiến từ Viettel, Cục trưởng Cục Viễn thông Phạm Hồng Hải cho rằng cách tính toán giá thành dịch vụ của nhà mạng hiện nay đang có vấn đề, "chưa hợp lý và chưa sát với thực tế". Ông Hải cho biết Cục sẽ làm việc lại với các nhà mạng để tìm ra phương án tính toán giá thành chính xác nhất, "ít nhất cũng sát 60-70% so với thực tế" để làm sở cứ cho việc quản lý giá cước về sau, đồng thời cũng yêu cầu hai nhà mạng lớn còn lại là VinaPhone và MobiFone nghiên cứu, đóng góp ý kiến về đề xuất giảm cước của Viettel.
Chưa thống nhất được cách tính giá thành!
Phân tích với VietNamNet, ông Hùng cho biết, câu chuyện giá thành của thị trường viễn thông thực sự phức tạp và không dễ giải. Trước đây, nhà mạng hoàn toàn không có sở cứ nào trong việc tính toán giá thành nên tạm tuân theo Chỉ thị của Chính phủ về việc phân bổ chi phí đầu tư theo tỷ lệ doanh thu. Nhưng theo thời gian, phương án này đã bộc lộ rất nhiều bất cập bởi bản chất chi phí không hề tỷ lệ thuận với doanh thu. Đơn cử như thoại và SMS có chi phí đầu tư tại thời điểm này thấp nhưng doanh thu cao, trong khi đầu tư của các nhà mạng cho 3G rất lớn nhưng doanh thu lại khiêm tốn hơn nhiều so với các dịch vụ truyền thống. Nếu áp theo công thức cũ, doanh thu từ dịch vụ dữ liệu thấp tương ứng với giá thành thấp thì rõ ràng là không chính xác.
Về phần VNPT mà cụ thể là VinaPhone, ông Hùng cho biết hiện doanh nghiệp này đã làm lại toàn bộ mã tài sản để có thể quản lý tài sản chính xác, tách bạch, rạch ròi, từ đó tính được chi phí đầu tư cho dịch vụ là bao nhiêu, cần huy động những tài sản nào? Khấu hao ra sao?
Mặc dù vậy, mấu chốt trong câu chuyện giá thành hiện nay chính là mỗi nhà mạng đang tính giá thành theo một cách khác nhau và chưa thể thống nhất được đâu mới là phương án hợp lý nhất.
Một chuyên gia viễn thông bình luận rằng, đề xuất giảm cước của Viettel đưa ra vào thời điểm "khá nhạy cảm" và trên thực tế, nhà mạng này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều sau khi giảm cước vì số lượng thuê bao của Viettel đang lớn nhất thị trường. Các mạng nhỏ hẳn như GTEL, Vietnamobile cũng không hẳn là chịu tác động lớn vì thuê bao các mạng này rất đặc thù, hầu như chỉ liên lạc nội mạng để hưởng khuyến mại. Do đó, đối tượng chịu tác động chính của việc giảm cước sẽ là MobiFone và VinaPhone, hai đối thủ đang trong quá trình tái cơ cấu theo Quyết định 888 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo VietNamnet
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sơn La, được thành lập từ 20/12/2004, tại Quyết định số 189/2004/QĐ-UB, của UBND tỉnh Sơn La, tiền thân là Trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Chính thức được đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La từ...