Hai trong số các lỗ hổng của F5 được mô tả là các lỗ hổng thực thi mã từ xa nghiêm trọng và được gán mã định danh CVE. Tuy nhiên, các lỗ hổng còn lại không được F5 công nhận và cho rằng đây là các vấn đề liên quan đến việc bỏ qua bảo mật.
Lỗ hổng nghiêm trọng thứ nhất định danh CVE-2022-41622 có điểm CVSS 8,8. Đây là lỗ hổng cross-site request forgery (CSRF). Khai thác thành công lỗ hổng này có thể cho phép kẻ tấn công từ xa, không được xác thực có quyền truy cập root vào giao diện quản lý của thiết bị, ngay cả khi giao diện đó không công khai trên Internet.
Tuy nhiên, việc khai thác yêu cầu kẻ tấn công phải có một số kiến thức về mạng của nạn nhân và cần đánh lừa quản trị viên đã đăng nhập truy cập trang web độc hại được thiết lập sẵn. F5 cho biết: Nếu bị khai thác, lỗ hổng có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Lỗ hổng thứ hai có định danh CVE-2022-41800 cho phép kẻ tấn công có đặc quyền quản trị viên thực thi các lệnh shell tùy ý thông qua các tập tin RPM.
Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng được báo cáo bao gồm leo thang đặc quyền cục bộ thông qua các quyền của Unix socket không hợp lệ và hai phương pháp bypass SELinux.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc khai thác rộng rãi các lỗ hổng này là không thể. Tuy nhiên, khách hàng F5 nên cập nhật bản vá, không chủ quan vì các thiết bị BIG-IP luôn là mục tiêu ưa thích của tin tặc.
Tác giả bài viết: M.H
Nguồn tin: antoanthongtin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Sơn La bao gồm các lĩnh vực: Lĩnh vực nội vụ: Thủ tục Bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự; thủ tục Thẩm...