Tham dự phiên tọa đàm tại Diễn đàn ICT Summit 2013 diễn ra sáng nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ của Viettel, cho rằng, ngành viễn thông đang có một sự thay đổi mang tính lịch sử. Nghề chính của viễn thông là Alo đã 100 tuổi rồi nhưng đang đứng trước một sự thay đổi lớn.
“Tương lai của ngành viễn thông là các nhà mạng sẽ phải từ bỏ ngành chính của mình, đó chính là Alo. Đây là một việc không dễ chút nào. Kinh doanh Alo đã thấm dẫm trong những người làm viễn thông từ 100 năm qua. Có khá nhiều các doanh nghiệp viễn thông, không chỉ ở Việt Nam mà quốc tế cũng khó mà đi qua được giai đoạn chuyển đổi này”, ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Hùng cho biết từ 2 năm trước, Viettel chính thức tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng, mà chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ.
“Viettel đang đầu tư vào việc phát triển ứng dụng với gần 10 nghìn người, con số này sẽ tăng gần 30 nghìn, và đến 2015, 40% người của Viettel sẽ tập trung phát triển ứng dụng. vì ngành viễn thông nếu tập trung vào dịch vụ thì sẽ không có nhiều cơ hội”, ông Hùng nói. “Viettel xác định doanh thu từ Alo mang lại trong năm 2015 sẽ là 50% tổng doanh thu Viettel trên toàn cầu”.
Theo đại diện Viettel, viễn thông ngày nay, cộng với các thiết bị điện tử, chủ yếu là các thiết bị đầu cuối, y tế, điện thoại thông minh, đã đi vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nhờ đó doanh thu của các đại gia trong lĩnh vực đó tăng gấp 4-5 lần doanh thu của viễn thông. Hiện tại doanh thu của viễn thông chiếm khoảng 3-3,5% GDP của cả xã hội.
Ông Hùng cho rằng khái niệm mạng viễn thông đã ít được nhắc đến mà người ta nhắc đến mạng thông tin quốc gia. Khi nói đến chữ thông tin là nói đến data, truyền data, lưu trữ data, chia sẻ data..
Tuy vậy, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, giá trị thông tin phụ thuộc vào vấn đề băng thông rộng của mạng viễn thông. Băng thông rộng thì giá trị thông tin sẽ càng nhiều.
“Một đặc điểm rất ít người để ý, đó là khái niệm mật độ. Mật độ người dùng tăng tuyến tính với giá trị thông tin, nhưng đến 1 tiệm cận, nằm cỡ gần 60% mật độ người dùng, thì tốc độ gia tăng giá trị thông tin gần như cấp số nhân so với mật độ người dùng. Tuy nhiên ít quốc gia ý thức được vấn đề này. Trước đây chúng ta chỉ nói về phần trăm người dùng, nhưng khi mà khi chúng ta nói đến đưa nó vào mọi lĩnh vực xã họi thì ko còn khái niệm % nữa mà là khái niệm 100%”, đại diện nhà mạng quân đội nhấn mạnh. “Ngành viễn thông bắt đầu từ bỏ khái niệm mật độ người mà chỉ còn khái niệm 100% người dùng”.
Ông Hùng khuyến nghị, trước khi chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng thông tin quốc gia thì thứ nhất, ngành viễn thông phải từ bỏ khái niệm mật độ, thay vào đó là khái niệm mọi người, mọi nhà, và thứ 2 là băng hẹp dành cho alo và nhắn tin 100 năm nay cần phải chuyển sang băng rộng để phục vụ mọi nhu cầu đời sống xã hội.
Theo Viettel, trong thời đại này, mỗi người cần có đường truyền với tốc độ10 MB/giây thông qua smartphone, gia đình phải có đường truyền 100MB/giây bằng công nghệ cáp quang hoặc bất kỳ công nghệ nào khác. Khi nói đến hạ tầng thông tin thì bắt buộc phải nói là khả năng lưu trữ, mỗi người phải có kho lưu trữ cho cá nhân, tính đến đầu người phải là 100MB/giây, và năng lực xử lý trên đầu người cũng phải là hàng trăm kilobit.
Ông Hùng nhận xét: “Hạ tầng thông tin quốc gia thì Việt Nam đang đứng dưới mức trung bình, nhưng hạ tầng viễn thông thì Việt Nam đứng ở mức trên trung bình”.
Ông Hùng cho rằng hạ tầng viễn thông của Việt Nam đã rất tốt, nhưng vấn đề thiết bị đầu cuối là nan giải. Câu chuyện này sẽ giải quyết được nếu như giá của nó dưới 20 USD, nhưng theo dự đoán, đến năm 2014 giá của một chiếc điện thoại thông minh smartphone sẽ giảm xuống mức thấp nhất khoảng 30-35 USD – vẫn còn quá cao so với khả năng chi trả của 90 triệu dân.
Viettel cho rằng bài toàn này cần bàn tay nhà nước.
“Chúng ta bỏ ra tiền để xây dựng 100km đường cao tốc thì cảm thấy không nhiều, nhưng nếu chính phủ chỉ cần bỏ ra một lượng tiền tương đương 1km đường cao tốc thì chúng ta sẽ giải quyết băng rộng đến mọi người, tức đến 90 triệu người dân VN”
Nguồn tin: Dan Tri
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sơn La, được thành lập từ 20/12/2004, tại Quyết định số 189/2004/QĐ-UB, của UBND tỉnh Sơn La, tiền thân là Trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Chính thức được đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La từ...