Thunderbolt một năm tuổi

Thứ tư - 28/03/2012 10:18
Việc áp dụng công nghệ Thunderbolt vào sản phẩm của nhiều hãng bị chậm, nhưng các hãng đã bán sản phẩm Thunderbolt như Apple hay LaCie đang gặt hái thành công.

Đã gần 12 tháng kể từ ngày công nghệ giao tiếp Thunderbolt lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trên MTXT MacBook Pro của Apple vào năm 2011. Lúc đó, chỉ có vài sản phẩm Thunderbolt được xuất xưởng, làm thất vọng người dùng muốn khai thác tính năng kết nối siêu nhanh này.

Đó là vì các lý do về mặt kỹ thuật và tài chính. Đối với Hitachi, việc áp dụng công nghệ Thunderbolt vào sản phẩm của họ có vẻ phức tạp hơn như họ đã dự kiến. Vào hồi tháng 9/2011, hãng này tuyên bố sẽ bắt đầu xuất xưởng các đĩa cứng gắn ngoài G-Raid và G-Drive dùng công nghệ Thunderbolt vào tháng 10/2011, nhưng cuối cùng họ đã phải đình lại các kế hoạch đó.

Theo giải thích của Mike Williams, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc bộ phận kinh doanh thương hiệu của Hitachi Global Storage Technologies, tính chất kỹ thuật phức tạp của Thunderbolt đòi hỏi hãng phải tốn thêm thời gian để thiết kế, thử nghiệm và đảm bảo chất lượng, vì phần cứng bên trong của một sản phẩm Thunderbolt khá phức tạp hơn nhiều so với thiết bị USB đơn giản.

Khác với USB và FireWire, Thunderbolt kết hợp video, dữ liệu và điện năng vào trong một kết nối duy nhất, cho phép truyền một lượng thông tin lên đến 10Gbps. Công nghệ này cũng còn phức tạp ở cáp nối, trong đó các chip trong 2 đầu của cáp kết nối giúp thực hiện những nhiệm vụ khó khăn.

Ông Williams cho biết, quy trình này đang được phát triển, chưa hoàn chỉnh, nhưng hãng đã hợp tác chặt chẽ với Intel và Apple, và hiện nay đã đạt hiệu năng đáng kể. Do bị trì hoãn, Hitachi hy vọng sẽ cho xuất xưởng các sản phẩm vào quý 4/2012.

Thunderbolt đã được một năm tuổi, và Apple vẫn là hãng duy nhất cung cấp cáp Thunderbolt.

Sonnet Technologies cũng gặp trường hợp tương tự. Tại Triển lãm NAB hồi tháng 4/2011, hãng này đã giới thiệu một số các thiết bị lưu trữ và card điều hợp Thunderbolt. Từ đó, chỉ có một sản phẩm duy nhất của hãng được bán ra là bộ điều hợp Echo ExpressCard/34 Thunderbolt Adapter.

Greg LaPorte, Phó Chủ tịch Kinh doanh và Tiếp thị của Sonnet cho biết, thời gian để phát triển và thử nghiệm đầy đủ lâu hơn dự kiến.

Sau khi xem xét lợi ích về chi phí, Sonnet quyết định không dành ưu tiên cho đĩa cứng ngoài giao tiếp Thunderbolt nữa mà tập trung sản xuất bộ điều hợp. Thay vì tung ra các bộ điều hợp gigabit ethernet và FireWire 800 riêng như dự tính ban đầu, Sonnet đã xuất xưởng bộ điều hợp Echo, hoạt động với các loại card ExpressCard/34. Khi tính được chi phí cho bộ điều hợp, hãng đã quyết định sản xuất Echo để cung cấp giá trị tốt hơn, theo ông LaPorte.

Trong trường hợp của Blackmagic Design, sản phẩm chưa được tung ra thị trường không phải là vì giao thức mới này phức tạp về mặt công nghệ. Trái lại, đó là vì thủ tục chứng nhận. Theo Dan May, Chủ tịch văn phòng của Blackmagic ở Mỹ, các sản phẩm phải được Apple và Intel chứng nhận và chấp thuận trước khi đưa ra bán. Trong trường hợp sản phẩm Intensity Extreme của Blackmagic, một thiết bị quay và trình chiếu video, thủ tục này phải cần thêm vài tuần để phát triển.

Ông May cho biết, hãng đang thử sản xuất thiết bị để hoạt động qua cổng Thunderbolt, nhưng gặp vài trục trặc và bị trễ hạn khoảng 1 tháng, nhưng cuối cùng cũng đã thành công.

Theo Larry O’Connor, CEO của Other World Computing, vài hãng sản xuất đang đợi cho chi phí giảm xuống. Đã có nhiều sản phẩm xuất hiện trên thị trường, nhưng công ty ông chưa tung ra sản phẩm của họ. Nhưng than phiền nhiều nhất là về chi phí cao. Công ty ông đang đợi để tung ra sản phẩm với hiệu năng, tính năng và giá cả thích hợp.

Cáp Thunderbolt là một trường hợp tiêu biểu của giá cao, hiện có giá bán lẻ 49 USD (~1 triệu đồng) và chỉ có thể mua qua Apple. Phụ kiện Thunderbolt rẻ nhất có trên thị trường là bộ điều hợp GoFlex Thunderbolt của Seagate, có giá 100 USD (~2,1 triệu đồng) nhưng không gồm đĩa cứng ngoài.

Các hãng đã bán sản phẩm Thunderbolt cho biết họ đã được hoan nghênh. Mike Mihalik, Kỹ sư trưởng và Giám đốc chương trình của LaCie cho biết, khách hàng hài lòng với dòng sản phẩm Little Big Disk Thunderbolt Series được bán ra hồi tháng 9/2011. Mức cầu vượt hơn so với dự kiến. Hãng này đã phải tăng mức dự báo ban đầu nhiều lần. Chỉ gần đây hãng mới có thể tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu trên thế giới.

Đĩa cứng ngoài Little Big Disk Thunderbolt Series của LaCie có dung lượng 1TB hay 2TB, hay ổ SSD 240GB.

Dù bị trì hoãn và hiện giờ đang thiếu thiết bị, các hãng sản xuất vẫn quan tâm đến công nghệ này và tiềm năng của nó. Ông Williams của Hitachi cho rằng, công nghệ Thunderbolt sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đối với ngành sản xuất video. Công nghệ mới này giúp MTXT và máy tính để bàn trở thành máy trạm biên tập video hoàn hảo, với tốc độ rất nhanh.

Đại diện nhiều công ty cho biết, ngày càng nhiều người sử dụng công nghệ Thunderbolt. Apple gần đây cho biết đã bán được 5,2 triệu máy Mac có trang bị giao tiếp Thunderbolt trong quý 1 tài chính của năm 2012, vượt qua phần còn lại của ngành công nghiệp máy tính cá nhân, và con số này dự kiến sẽ tăng nữa.

Đã có thêm nhiều sản phẩm được trình làng tại triển lãm CES 2012, và gần đây hơn tại triển lãm Macworld | iWorld, khi đó Seagate và Western Digital đã lần lượt trình diễn bộ điều hợp và đĩa cứng Thunderbolt mới của họ.

Các hãng sản xuất máy tính cá nhân cũng đã hỗ trợ giao thức mới này. Asus và Acer đã bày tỏ mối quan tâm của họ bằng cách thêm công nghệ Thunderbolt vào loạt sản phẩm mới của họ vào cuối năm nay.

Ông May của Blackmagic cho rằng, Thunderbolt cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị khác ngoài máy tính trong tương lai. Thunderbolt sẽ tiếp tục mở rộng biên giới và chẳng gì tuyệt vời hơn khi có kết nối Thunderbolt trong ô tô của bạn.

Tác giả bài viết: quangtd

 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới Thiệu

Giới thiệu về trung tâm

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sơn La, được thành lập từ 20/12/2004, tại Quyết định số 189/2004/QĐ-UB, của UBND tỉnh Sơn La, tiền thân là Trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La. Chính thức được đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La từ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website trung tâm CNTT & Truyền thông qua kênh thông tin nào

Ảnh hoạt động
IMG-7754.jpg IMG-7795.jpg IMG-7801.jpg IMG-7771.jpg 20170719-092244.jpg 20170719-092505.jpg
Liên kết nhanh
Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,029
  • Tháng hiện tại130,681
  • Tổng lượt truy cập9,411,671
Hỗ Trợ Online
Soi Keo Bong Da,
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây